Mối quan hệ giữa tính nghệ thuật và tính thương mại của điện ảnh phim truyện Việt Nam.

Đã là một tác phẩm điện ảnh, thì chúng phải mang đầy đủ các đặc tính của điện ảnh, trong đó bao gồm cả tính nghệ thuật và tính thương mại. Tuy nhiên, trong thời gian trước, điện ảnh Việt Nam thực sự gặp rắc rối trong việc cân bằng giữa tính nghệ thuật và tính thương mại. Một tác phẩm điện ảnh có thể rơi vào bốn trường hợp sau đây:
  1. Phim chỉ có tính nghệ thuật
  2. Phim chỉ có tính thương mại
  3. Phim có cả tính thương mại và tính nghệ thuật
  4. Phim không có tính thương mại cũng không có tính nghệ thuật
Không có ai muốn bộ phim mình làm ra mà không đạt được bất cứ thành tựu gì. Nhưng để một bộ phim có thể đạt được cả thành công về mặt nghệ thuật cũng như thương mại thì đòi hỏi một sự kết hợp chặt chẽ giữa các khâu trong sản xuất, giữa sản xuất với quảng cáo truyền thông, giữa phát hành và sản xuất… Vậy đâu là mấu chốt trong mối quan hệ giữa tính nghệ thuật và tính thương mại trong một tác phẩm điện ảnh. Có thể đó chính là việc các sáng tạo nghệ đó có đáp ứng được nhu cầu thị yếu của khán giả hay không. Nhu cầu, thị yếu của khán giả luôn luôn đúng. Họ muốn xem gì? Họ đánh giá như thế nào? Họ muốn xem tiếp những bộ phim như thế hay đòi hỏi sự thay đổi táo bạo trong các tác phẩm kế tiếp? Nếu như coi phim ảnh là một loại hành hóa thì khi đưa nó vào lưu thông trong thị trường sẽ tạo ra mối quan hệ tam giác chặt chẽ giữa Nhà sản xuất (sáng tạo, quảng cáo, phát hành) với Tác phẩm và Khán giả. Vì vậy một tác phẩm vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính thương mại buộc phải gắn kết chặt chẽ trong tam giác thị trường này. Trong thời gian qua, có nhiều người dường như đã mặc định rằng: các bộ phim do điện ảnh nhà nước sản xuất chỉ mang tính nghệ thuật nhưng thất bại về tính thương mại, còn các bộ phim do tư nhân sản xuất thì thắng đậm về thương mại còn nghệ thuật chỉ nhàm nhàm, tạm chấp nhận, hoặc chỉ là phim nhảm. Nhận định đó không phải không có cơ sở của nó. Các bộ phim nhà nước sản xuất phần lớn làm về đề tài chiến tranh, một đề tài vốn đã kén khán giả. Thêm vào đó khi điện ảnh còn được nhà nước bao cấp thì vấn đề doanh thu không phải là vấn đề được đặt lên hàng đầu, vì vậy việc “phiêu” cùng nghệ thuật được thoải mái hơn, mang tính cá nhân cao hơn. Ngược lại, áp lực doanh số đè lên các hang tư nhân, buộc họ phải tạo nên những tác phẩm thu hút được khán giả, thu được lợi nhuận, sau đó dùng chính lợi nhuận để sản xuất các phim tiếp theo. Với thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, các hang phim tư nhân có năng suất sản xuất phim mạnh mẽ và làm ra các tác phẩm đa dạng hơn. Nhưng ngày nay, thị hiếu của khán giả thay đổi nhanh chóng, tiêu chí về phim của họ cũng được nâng cao, họ đòi hỏi khắt khe hơn buộc đội ngũ các nhà sản xuất phim, cả hãng nhà nước và tư nhân phải tận dụng mọi nguồn lực từ nhân sự, phương tiện máy móc, trang thiết bị, công nghệ tân tiến để phục vụ nhu cầu của khán giả. Vì vậy mà hiện nay, tất cả các hãng phim đều hướng tới sản xuất các bộ phim vừa có tính nghệ thuật nhưng cũng vừa đạt được thành công về mặt thương mại. Đây cũng là một trong những động lực thúc đẩy nền điện ảnh Việt Nam phát triển. Bởi càng nhiều những sản phẩm chất lượng dung hòa được hai đặc tính trên ra đời thì nền điện ảnh Việt Nam càng đạt được những bước tiến dài hơn trên thị trường điện ảnh trong nước và quốc tế.
Gọi điện
Nhắn tin SMS